Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT ban hành ngày 12/08/2021 Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trong đó có các nội dung đáng chú ý liên quan đến Giấy tờ cần thiết khi lập Hồ sơ phương tiện và kiểm định tại Điều 6 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT chi tiết như sau:
Điều 6. Giấy tờ cần thiết khi lập Hồ sơ phương tiện và kiểm định
1. Lập Hồ sơ phương tiện
Việc lập Hồ sơ phương tiện được thực hiện khi xe cơ giới kiểm định lần đầu để tham gia giao thông (trường hợp kiểm định lần đầu để cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định có thời hạn hiệu lực 15 ngày thì không lập Hồ sơ phương tiện). Khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định và lập Hồ sơ phương tiện, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ sau:
a) Xuất trình: giấy tờ về đăng ký xe (bản chính Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc Giấy biên nhận giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đang thế chấp của tổ chức tín dụng) hoặc Giấy hẹn cấp Giấy đăng ký;
b) Nộp bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý);
c) Nộp bản chính Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo.
2. Kiểm định
Khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ và cung cấp các thông tin sau:
a) Các giấy tờ nêu tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều này;
b) Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang thông tin điện tử quản lý thiết bị giám sát hành trình, camera đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình, camera;
c) Khai báo về việc kinh doanh vận tải vào Phiếu theo dõi hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ban hành ngày 17/1/2020 Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có nội dung Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe chi tiết tại Điều 12 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP & Quy định lắp camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải chi tiết tại Khoản 2 Điều 13; Khoản 2 Điều 14 và Khoản 5 Điều 34 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và Thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi Giấy phép kinh doanh liên quan đến dữ liệu camera trên xe ô tô tại Điểm d, Khoản 6, Điều 19 như sau:
Điều 12. Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
2. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
3. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
a) Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);
b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế.
4. Tổng cục Đường bộ Việt Nam lưu trữ dữ liệu vi phạm của các phương tiện trong thời gian 03 năm.
5. Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo cung cấp được các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 3 của Điều này.
6. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô. Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày.
Điều 13. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô
2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Điều 14. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Điều 19. Thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi Giấy phép kinh doanh
6. Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn một trong các trường hợp sau đây:
d) Sửa chữa hoặc làm sai lệch dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe trước, trong và sau khi truyền dữ liệu.
Điều 34. Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
5. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera và đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Ghi, lưu trữ hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14 của Nghị định này;
b) Hình ảnh từ camera lắp trên xe phải được truyền với tần suất truyền từ 12 đến 20 lần/giờ (tương đương từ 3 đến 5 phút/lần truyền dữ liệu) về đơn vị kinh doanh vận tải và truyền về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, lưu trữ trong thời gian tối thiểu 72 giờ gần nhất; dữ liệu hình ảnh phải được cung cấp kịp thời, chính xác, không được chỉnh sửa hoặc làm sai lệch trước, trong và sau khi truyền;
c) Thực hiện duy trì hoạt động của camera để đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh liên tục, không làm gián đoạn theo quy định;
d) Cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ cho cơ quan Công an (Cục Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), ngành giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải) để phục vụ công tác quản lý nhà nước, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;
đ) Tuân thủ quy định về an toàn thông tin đối với các thông tin dữ liệu của hành khách theo quy định pháp luật.
Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ban hành ngày 29/5/2020 Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ trong đó có các nội dung đáng chú ý liên quan đến Quy định và hướng dẫn về quản lý, sử dụng dữ liệu hình ảnh từ Camera lắp trên ô tô kinh doanh vận tải tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 thông tư số 12/2020/TT-BGTVT chi tiết như sau:
Điều 8. Quy định về quản lý dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô (Sửa đổi tại thông tư 02/2021/TT-BGTVT)
1. Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện lắp camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải theo quy định tại khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau:
a) Dữ liệu lưu trữ tại camera lắp trên xe dưới định dạng video theo chuẩn (MP4 hoặc H.264 hoặc H.265) và kèm theo các thông tin tối thiểu gồm: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), vị trí (tọa độ), thời gian; video lưu trữ tại thẻ nhớ hoặc ổ cứng của camera với khung hình tối thiểu 10 hình/giây và có độ phân giải tối thiểu là 720p. Hình ảnh tại camera phải đảm bảo nhìn rõ trong mọi điều kiện ánh sáng (bao gồm cả vào ban đêm);
b) Dữ liệu từ camera truyền về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải, máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam dưới định dạng ảnh theo chuẩn JPG và phải có độ phân giải tối thiểu là 640×480 pixel. Trường hợp mất tín hiệu truyền dẫn, dữ liệu từ camera phải được gửi lại đầy đủ, chính xác theo quy định về máy chủ ngay sau khi đường truyền hoạt động trở lại;
c) Các dữ liệu được ghi và lưu trữ tại camera lắp trên xe và tại máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải phải đảm bảo không bị xóa, không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định.
2. Đơn vị kinh doanh vận tải quyết định vị trí, số lượng camera lắp đặt trên xe ô tô thuộc đơn vị mình bảo đảm quan sát được toàn bộ hình ảnh người lái xe đang làm việc, khoang hành khách và các cửa lên xuống của xe. Đơn vị kinh doanh vận tải niêm yết hướng dẫn việc trích xuất dữ liệu từ camera ở vị trí dễ quan sát để người lái xe theo dõi, các thông tin niêm yết gồm:
a) Số điện thoại, địa chỉ liên hệ đơn vị lắp đặt camera lắp trên xe;
b) Trạng thái hoạt động, truyền dữ liệu của thiết bị thông qua tín hiệu hoặc báo hiệu;
c) Thao tác kết nối camera với máy tính hoặc kết nối với thiết bị chuyên dụng để đọc, trích xuất dữ liệu.
3. Đơn vị kinh doanh vận tải và người lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của camera lắp trên xe ô tô.
Điều 9. Quy định về cung cấp dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô
1. Dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe phải được truyền về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong thời gian không quá 02 phút, kể từ thời điểm máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải nhận được dữ liệu. Trường hợp đường truyền bị gián đoạn thì cho phép gửi đồng thời cả dữ liệu cũ và dữ liệu hiện tại khi đường truyền hoạt động bình thường.
2. Dữ liệu cung cấp được chia thành 02 loại, bao gồm các dữ liệu định danh và dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe.
a) Dữ liệu định danh bao gồm: tên đơn vị kinh doanh vận tải; tên Sở Giao thông vận tải (nơi cấp giấy phép kinh doanh vận tải); biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe); trọng tải xe (số chỗ hoặc khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông); loại hình kinh doanh; họ và tên người lái xe, số giấy phép người lái xe. Dữ liệu định danh này phải được gắn kết với dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe;
b) Dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe phải được cập nhật liên tục theo trình tự thời gian và kèm theo các thông tin tối thiểu gồm: số giấy phép người lái xe, biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), vị trí (toạ độ GPS) của xe và thời gian.
3. Cấu trúc thông tin kèm theo dữ liệu hình ảnh từ camera như sau:
a) Số giấy phép người lái xe là số ghi trên giấy phép người lái xe của người đang điều khiển xe;
b) Biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe): viết liền, không phân biệt chữ hoa, chữ thường, không có ký tự đặc biệt. Ví dụ: 30E00555;
c) Vị trí (Toạ độ) của xe: Decimal Degree, WGS84 (kinh độ, vĩ độ);
d) Thời gian: Unix-time theo múi giờ Việt Nam.
4. Giao thức truyền dữ liệu do Tổng cục Đường bộ Việt Nam công bố.
5. Máy chủ của đơn vị truyền dữ liệu và máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải được đồng bộ với thời gian chuẩn quốc gia theo chuẩn NTP (Network Time Protocol).
Điều 10. Quy định về khai thác, sử dụng dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô
1. Việc khai thác dữ liệu từ camera lắp trên xe thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và pháp luật khác có liên quan.
2. Thông tin, dữ liệu từ camera lắp trên xe được sử dụng để phục vụ công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải, quản lý hoạt động của người lái xe và phương tiện của đơn vị kinh doanh vận tải, cung cấp cho cơ quan Công an (Cục Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), ngành giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải) để phục vụ công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và công tác khác để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông.
3. Thông tin, dữ liệu trong cơ sở dữ liệu từ camera trên môi trường mạng được đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật an toàn thông tin và pháp luật khác có liên quan.
4. Các cơ quan, đơn vị được cấp tài khoản truy cập vào phần mềm dữ liệu hình ảnh từ camera của Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải thực hiện bảo mật tài khoản, bảo mật thông tin theo quy định và khai thác, sử dụng dữ liệu để phục vụ công tác quản lý theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có nội dung Quy định về xử phạt khi phương tiện không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình & camera giám sát trên xe chi tiết tại Khoản 5 Điều 23; Khoản 3 Điều 24; Khoản 6 & Khoản 8 & Khoản 10 Điều 28 chi tiết như sau:
Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hành khách không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6 Điều này;
p) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hành ảnh trên xe (kể cả người lái xe) trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định;
Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;
c) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh của người lái xe trong quá trình điều khiển xe tham gia giao thông theo quy định.
Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, truyền, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định; không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe ô tô thuộc đơn vị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định phương tiện phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô;
n) Sử dụng xe taxi chở hành khách không lắp đồng hồ tính tiền (đối với loại xe đăng ký sử dụng đồng hồ tính tiền) hoặc lắp đồng hồ tính tiền không đúng quy định; không có thiết bị in hóa đơn (phiếu thu tiền) được kết nối với đồng hồ tính tiền theo quy định hoặc có nhưng không sử dụng được hoặc in ra phiếu thu tiền nhưng không có đầy đủ các thông tin theo quy định;
o) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hành ảnh trên xe, người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định;
p) Không thực hiện việc truyền, lưu trữ hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô về máy chủ của đơn vị, không cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ của đơn vị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
q) Sử dụng xe taxi chở hành khách mà trên xe không có thiết bị để kết nối trực tiếp với hành khách theo quy định (đối với loại xe đăng ký sử dụng phần mềm tính tiền) hoặc sử dụng phần mềm tính tiền không bảo đảm các yêu cầu theo quy định.
8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với đơn vị sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Đơn vị sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô không có nhân sự cho từng vị trí công việc theo quy định;
b) Đơn vị sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô không báo cáo về việc cập nhật, thay đổi Firmware của thiết bị theo quy định;
c) Đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải không thực hiện đúng quy định về cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải; không công bố quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, không có hệ thống lưu trữ các khiếu nại của khách hàng theo quy định.
9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với đơn vị sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ giám sát hành trình của xe ô tô thực hiện hành vi làm sai lệch các thông tin, dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.
10. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 2; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm l, điểm o, điểm p, điểm q, điểm r, điểm s, điểm t khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm e, điểm i khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ, điểm i, điểm m khoản 6 Điều này trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Thông tư số 02/2021/TT-BGTVT ban hành ngày 04/02/2021 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ trong đó có các nội dung đáng chú ý liên quan đến Quy định và hướng dẫn về quản lý, sử dụng dữ liệu hình ảnh từ Camera lắp trên ô tô kinh doanh vận tải tại Điều 1 Thông tư số 02/2021/TT-BGTVT chi tiết như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Quy định về quản lý dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô
1. Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện lắp camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải theo quy định tại khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau:
a) Dữ liệu lưu trữ tại camera lắp trên xe dưới định dạng video theo chuẩn (MP4 hoặc H.264 hoặc H.265) và kèm theo các thông tin tối thiểu gồm: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), vị trí (tọa độ), thời gian; video lưu trữ tại thẻ nhớ hoặc ổ cứng của camera với khung hình tối thiểu 10 hình/giây và có độ phân giải tối thiểu là 720p. Hình ảnh tại camera phải đảm bảo nhìn rõ trong mọi điều kiện ánh sáng (bao gồm cả vào ban đêm);
b) Dữ liệu từ camera truyền về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải, máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam dưới định dạng ảnh theo chuẩn JPG và phải có độ phân giải tối thiểu là 640×480 pixel. Trường hợp mất tín hiệu truyền dẫn, dữ liệu từ camera phải được gửi lại đầy đủ, chính xác theo quy định về máy chủ ngay sau khi đường truyền hoạt động trở lại;
c) Các dữ liệu được ghi và lưu trữ tại camera lắp trên xe và tại máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải phải đảm bảo không bị xóa, không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định.
2. Đơn vị kinh doanh vận tải quyết định vị trí, số lượng camera lắp đặt trên xe ô tô thuộc đơn vị mình bảo đảm quan sát được toàn bộ hình ảnh người lái xe đang làm việc, khoang hành khách và các cửa lên xuống của xe. Đơn vị kinh doanh vận tải niêm yết hướng dẫn việc trích xuất dữ liệu từ camera ở vị trí dễ quan sát để người lái xe theo dõi, các thông tin niêm yết gồm:
a) Số điện thoại, địa chỉ liên hệ đơn vị lắp đặt camera lắp trên xe;
b) Trạng thái hoạt động, truyền dữ liệu của thiết bị thông qua tín hiệu hoặc báo hiệu;
c) Thao tác kết nối camera với máy tính hoặc kết nối với thiết bị chuyên dụng để đọc, trích xuất dữ liệu.
3. Đơn vị kinh doanh vận tải và người lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của camera lắp trên xe ô tô.”.
Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ban hành ngày 26/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có những nội dung đáng chú ý liên quan đến thiết bị giám sát hành trình chi tiết như sau:
Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không hướng dẫn hành khách đứng, nằm, ngồi đúng vị trí quy định trong xe;
b) Không thực hiện đúng quy định về tắt, bật sáng hộp đèn “TAXI”;
c) Không mặc đồng phục, không đeo thẻ tên của lái xe theo quy định.
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
k) Điều khiển xe taxi không sử dụng đồng hồ tính tiền cước hoặc sử dụng đồng hồ tính tiền cước không đúng theo quy định khi chở khách;
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hành khách không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với loại xe có quy định phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định.
Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với loại xe có quy định phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định.
Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Sử dụng xe taxi chở hành khách không có hộp đèn “TAXI” hoặc có nhưng không có tác dụng, không gắn cố định trên nóc xe theo quy định; không lắp đồng hồ tính tiền cước hoặc lắp đồng hồ tính tiền cước không đúng quy định; không có thiết bị in hóa đơn được kết nối với đồng hồ tính tiền cước theo quy định.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định phương tiện phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định;
7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm k Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm g Khoản 3; Điểm c, Điểm đ Khoản 4 Điều này bị buộc phải niêm yết, cung cấp đầy đủ các thông tin, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, tập huấn nghiệp vụ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe, lắp đặt hộp đèn “TAXI”, đồng hồ tính tiền cước, thiết bị in hóa đơn, thiết bị giám sát hành trình trên xe theo đúng quy định;
Thông tư số 73/2014/TT-BGTVT ban hành ngày 15/12/2014 (thay thế cho thông tư 08/2011/TT-BGTVT) Quy định về Về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô trong đó có các nội dung đáng chú ý liên quan Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan tại điều 3.4 thông tư 73/2014/TT-BGTVT chi tiết như sau:
3.4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan
3.4.1. Trách nhiệm của tổ chức thử nghiệm TBGSHT
Tuân thủ quy định tại Điều 20 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Thực hiện việc đo, thử nghiệm mẫu TBGSHT theo quy định tại Phụ lục D của Quy chuẩn này.
Cấp chứng chỉ hoặc Giấy chứng nhận kết quả đo, thử nghiệm cho đơn vị sản xuất, lắp ráp hoặc nhập khẩu TBGSHT trên cơ sở kết quả thử nghiệm mẫu TBGSHT đáp ứng các quy định tại Quy chuẩn này.
Tham gia các hoạt động liên quan đến kiểm tra, thử nghiệm đối chứng sản phẩm trong quản lý chất lượng sản phẩm TBGSHT khi có yêu cầu của Bộ GTVT hoặc Tổng cục ĐBVN.
3.4.2. Trách nhiệm của đơn vị sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu TBGSHT
Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực để duy trì chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp, lắp đặt TBGSHT cho khách hàng theo đúng quy định liên quan của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, cụ thể:
+ Thực hiện chứng nhận hợp quy đối với kiểu loại sản phẩm TBGSHT theo quy định tại Quy chuẩn này;
+ Cung cấp dịch vụ, bảo hành sản phẩm, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và đảm bảo việc vận hành, bảo trì TBGSHT lắp trên xe ô tô trong thời hạn bảo hành sản phẩm;
+ Trang thiết bị, phương tiện đo lường dùng trong sản xuất, kiểm soát chất lượng TBGSHT phải được hiệu chuẩn định kỳ theo quy định về đo lường, hiệu chuẩn thiết bị đo;
+ Đơn vị sản xuất, lắp ráp phải ban hành quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo phù hợp với từng công đoạn gia công, lắp ráp thực tế;
+ Đơn vị sản xuất, lắp ráp phải lưu trữ hồ sơ về nguồn gốc nhập khẩu hoặc mua trong nước các linh kiện chính của TBGSHT (chíp vi xử lý, module GPS, module GSM, bộ nhớ dữ liệu);
+ Đơn vị nhập khẩu phải lưu trữ hồ sơ khai báo hải quan về nguồn gốc của TBGSHT nhập khẩu; hợp đồng, địa chỉ của đơn vị sản xuất, lắp ráp TBGSHT ở nước ngoài đối với từng lô TBGSHT nhập khẩu;
+ Đơn vị sản xuất, lắp ráp phải có ít nhất 01 nhân sự cho từng vị trí công việc liên quan (hoặc hợp đồng gia công các bộ phận) như: thiết kế phần cứng, phần mềm, dịch vụ bảo hành, dịch vụ chăm sóc khách hàng (hợp đồng lao động, chứng chỉ, bằng cấp đào tạo phù hợp với vị trí công việc);
+ Đảm bảo các điều kiện về truyền dẫn dữ liệu từ máy chủ kết nối TBGSHT về Tổng cục ĐBVN theo quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ TBGSHT của xe ô tô;
+ Báo cáo Tổng cục ĐBVN bằng văn bản trước mỗi lần cập nhật, thay đổi Firmware của thiết bị. File Firmware ghi trên đĩa CD hoặc USB được đơn vị sản xuất, nhập khẩu TBGSHT niêm phong và gửi kèm theo văn bản báo cáo;
+ Tuân thủ quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các quy định pháp luật khác có liên quan.
3.4.3. Trách nhiệm của chủ phương tiện kinh doanh vận tải
Chỉ được lắp đặt trên phương tiện kinh doanh vận tải các sản phẩm TBGSHT có kiểu loại đã được chứng nhận hợp quy, có gắn dấu hợp quy và nhãn hàng hóa theo quy định tại Quy chuẩn này.
Lắp đặt TBGSHT trên xe ô tô theo đúng quy định tại mục 2.6 của Quy chuẩn này.
Chịu trách nhiệm đảm bảo duy trì hoạt động của TBGSHT trong suốt quá trình khai thác, vận hành các phương tiện vận tải do mình quản lý, sử dụng theo quy định.
Cập nhật, bổ sung các tính năng kỹ thuật theo yêu cầu quy định tại Quy chuẩn này đối với các TBGSHT đã được lắp đặt trên phương tiện kinh doanh vận tải theo quy định.
Luật số 18/2017/QH14 ban hành ngày 21/11/2017 về Luật Thuỳ Sản có quy định nội dung về cấp Giấy phép khai thác thủy sản tại khoản 2 điều 50 luật 18/2017/QH14 chi tiết như sau:
Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép khai thác thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển;
b) Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác;
c) Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm;
d) Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
đ) Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ;
e) Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
g) Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
h) Trường hợp cấp lại do giấy phép hết hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản này, đã nộp nhật ký khai thác theo quy định và tàu cá không thuộc danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.
Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ban hành ngày 10/9/2014 (thay thế Nghị định 91/2009/NĐ-CP, 93/2012/NĐ-CP) Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có nội dung yêu cầu lắp thiết bị giám sát hành trình và lộ trình lắp đặt đối với từng loại phương tiện chi tiết tại Điều 14 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP như sau:
Điều 14. Thiết bị giám sát hành trình của xe
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoạt động kinh doanh vận tải và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải gắn thiết bị giám sát hành trình; thiết bị giám sát hành trình phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
2. Thiết bị giám sát hành trình của xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
a) Lưu giữ và truyền dẫn các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra khi có yêu cầu.
3. Đối với những loại xe chưa được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình được thực hiện theo lộ trình sau đây:
a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe taxi, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
Thông tư số 10/2015/TT-BGVT ban hành ngày 15/4/2015 Quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô trong đó có các nội dung đáng chú ý liên quan đến Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân (đối với việc sử dụng & cung cấp thiết bị giám sát hành trình) tại Khoản 11 Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 12 thông tư số 10/2015/TT-BGVT chi tiết như sau:
Điều 6. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt
Điều 7. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Điều 8. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch
Điều 9. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa
11. Thực hiện đúng các quy định về lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe bảo đảm các nội dung sau:
a) Lắp đặt, duy trì tình trạng kỹ thuật tốt, đảm bảo truyền dẫn đầy đủ, chính xác, liên tục các thông tin bắt buộc theo quy định từ thiết bị giám sát hành trình của xe trong suốt quá trình phương tiện tham gia giao thông;
b) Cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định;
c) Lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc từ thiết bị giám sát hành trình của xe trong thời hạn tối thiểu 01 năm;
d) Không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi để can thiệp vào quá trình hoạt động của thiết bị giám sát hành trình.
Điều 12. Đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình của xe, đơn vị cung cấp dịch vụ
1. Đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình của xe phải đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực để duy trì chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho khách hàng theo đúng quy định của pháp luật.
2. Đơn vị cung cấp dịch vụ giám sát hành trình có trách nhiệm:
a) Đầu tư, bảo trì trang thiết bị, phần mềm cung cấp và truyền dữ liệu theo quy định, đúng hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh vận tải;
b) Cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin, dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình truyền về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; không được sửa chữa hoặc làm sai lệch các thông tin, dữ liệu; đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu của các đơn vị kinh doanh vận tải do mình cung cấp dịch vụ;
c) Có phương án thay thế khi thiết bị giám sát hành trình của xe bị hỏng hoặc đang sửa chữa nhằm đảm bảo dữ liệu của phương tiện không bị gián đoạn trong suốt quá trình hoạt động vận tải. Xây dựng phần mềm khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 31:2014/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô để đơn vị kinh doanh vận tải khai thác, quản lý phương tiện;
d) Kiểm tra tính ổn định của dữ liệu truyền về từ thiết bị giám sát hành trình của xe do đơn vị cung cấp dịch vụ.
Thông tư số 10/2015/TT-BGVT ban hành ngày 15/4/2015 Quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô trong đó có các nội dung đáng chú ý liên quan đến Xử lý vi phạm (đối với việc sử dụng & cung cấp thiết bị giám sát hành trình) tại Điều 21, Điều 22, Điều 26 thông tư số 10/2015/TT-BGVT chi tiết như sau:
Điều 21. Nguyên tắc xử lý vi phạm
4. Dữ liệu trích xuất từ thiết bị giám sát hành trình của phương tiện chỉ sử dụng 01 lần để tính lỗi vi phạm của đơn vị kinh doanh vận tải.
Điều 22. Xử lý vi phạm đối với đơn vị kinh doanh vận tải
2. Đình chỉ khai thác tuyến 03 tháng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Không cung cấp hoặc cung cấp sai lệch thông tin bắt buộc theo quy định từ thiết bị giám sát hành trình của phương tiện hoạt động trên tuyến; không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào cơ sở dữ liệu thiết bị giám sát hành trình theo quy định;
b) Có từ 10% số lượng phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định chở quá số người hoặc quá tải trọng cho phép từ 10% đến 50%.
4. Thu hồi phù hiệu, biển hiệu 01 tháng của phương tiện vi phạm đối với một trong các trường hợp sau:
g) Khi trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của mỗi phương tiện vận tải hành khách trên tuyến cố định, vận tải khách du lịch, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ trong 01 tháng cho thấy có: từ 5% lượt xe trở lên trên tổng số lượt xe của phương tiện đó hoạt động người lái xe vi phạm hành trình hoặc có 05 lần vi phạm tốc độ/1000 km xe chạy (không tính các trường hợp vi phạm tốc độ từ 05 km/h trở xuống) hoặc có từ 10% số ngày xe hoạt động, người lái xe vi phạm quy định về thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc của lái xe trong ngày;
Điều 26. Xử lý vi phạm đối với đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình, cung cấp dịch vụ
1. Đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tùy theo mức độ vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều 12 của Thông tư này sẽ bị cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản và phải khắc phục. Trong trường hợp không khắc phục bị thu hồi có thời hạn hoặc thu hồi vĩnh viễn Giấy chứng nhận hợp quy thiết bị giám sát hành trình.
2. Đơn vị cung cấp dịch vụ bị nhắc nhở bằng văn bản và phải khắc phục trong thời hạn tối đa là 5 ngày khi vi phạm quy định một trong các điểm của khoản 2 của Điều 12 của Thông tư này.
3. Trong thời hạn 01 năm, kể từ khi vi phạm lần đầu, đơn vị cung cấp dịch vụ không khắc phục theo quy định tại khoản 1 Điều này đúng thời hạn hoặc vi phạm từ 03 nội dung quy định tại các khoản 1, 2 của Điều 12 thì bị công bố trên các kênh thông tin đại chúng và Cổng Thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải khuyến cáo đơn vị kinh doanh vận tải không sử dụng thiết bị giám sát hành trình hoặc không ký hợp đồng cung cấp dịch vụ giám sát hành trình đối với đơn vị vi phạm.
4. Trong thời hạn 01 năm, kể từ khi vi phạm lần đầu, đơn vị cung cấp dịch vụ tiếp tục không khắc phục theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc vi phạm toàn bộ các quy định của Điều 12 thì bị thu hồi giấy chứng nhận hợp quy theo quy định trong trường hợp đơn vị cung cấp dịch vụ cũng là đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình.
Thông tư số 09/2015/TT-BGTVT ban hành ngày 15/4/2015 (thay thế cho thông tư 23/2013/TT-BGTVT) Quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô trong đó có các nội dung đáng chú ý liên quan đến Phân cấp quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình tại điều 7 thông tư số 09/2015/TT-BGTVT & Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải tại điều 10 thông tư số 09/2015/TT-BGTVT chi tiết như sau:
Điều 7. Phân cấp quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý hệ thống thông tin thống nhất trong phạm vi cả nước, tổng hợp dữ liệu đầu vào được truyền về từ đơn vị kinh doanh vận tải hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ để phân tích theo các chỉ tiêu:
a) Tổng số lần và hành vi vi phạm của từng xe theo ngày, tháng, năm;
b) Tổng số lần vi phạm của xe theo từng hành vi vi phạm;
c) Tổng số lần vi phạm/1.000 km của từng xe, từng đơn vị kinh doanh vận tải và từng Sở Giao thông vận tải;
d) Tỷ lệ tổng số km vi phạm/tổng km xe chạy (tính theo %);
đ) Tổng hợp các xe có vi phạm quá tốc độ cao nhất;
e) Tổng hợp các đơn vị kinh doanh vận tải, các Sở Giao thông vận tải có tổng số lần vi phạm/1.000 km cao nhất;
g) Tỷ lệ người lái xe vi phạm quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc của lái xe trong ngày trên số ngày xe hoạt động;
h) Số lần và thời gian không truyền dữ liệu trong tháng của từng đơn vị kinh doanh vận tải, Sở Giao thông vận tải;
i) Tổng hợp tình hình vi phạm theo từng tuyến đường và theo các thời điểm khác nhau.
2. Sở Giao thông vận tải thực hiện việc khai thác, quản lý dữ liệu về biển số xe, trọng tải xe (số lượng hành khách hoặc khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông), tên đơn vị kinh doanh vận tải và các dữ liệu vi phạm về hành trình, tốc độ xe chạy, thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc của lái xe trong ngày của từng đơn vị kinh doanh vận tải thuộc Sở trực tiếp quản lý thông qua tài khoản đăng nhập và mật khẩu được cung cấp để truy cập vào hệ thống thông tin của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
3. Bến xe khách, bến xe hàng được cung cấp tài khoản đăng nhập vào cơ sở dữ liệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để phục vụ công tác quản lý đối với phương tiện hoạt động tại bến.
4. Đơn vị vận tải hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ được ủy quyền được cung cấp tài khoản đăng nhập vào cơ sở dữ liệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để đối chiếu, kiểm chứng dữ liệu gốc đã truyền và dữ liệu đã xử lý của các phương tiện do đơn vị cung cấp dịch vụ giám sát hành trình trên hệ thống máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Điều 10. Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải
1. Đầu tư, bảo trì thiết bị phần cứng, phần mềm và đường truyền dữ liệu đặt tại đơn vị đảm bảo tương thích với phần mềm tiếp nhận dữ liệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
2. Truyền dẫn chính xác, đầy đủ dữ liệu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Thông tư này về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
3. Bảo đảm tính khách quan, chính xác, kịp thời trong việc cung cấp dữ liệu, không được sửa chữa hoặc làm sai lệch dữ liệu truyền về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
4. Bố trí cán bộ để theo dõi, khai thác dữ liệu trên phần mềm khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để phục vụ công tác quản lý, điều hành của đơn vị; kiểm tra tính chính xác các thông tin về biển số xe, trọng tải xe (số lượng hành khách hoặc khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông), loại hình kinh doanh vận tải, họ tên lái xe, số giấy phép lái xe thuộc đơn vị quản lý.
5. Lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc trong thời hạn tối thiểu 01 năm.
6. Bảo đảm an toàn dữ liệu, bảo mật cho hệ thống thông tin từ thiết bị giám sát hành trình tại đơn vị và trên hệ thống thông tin của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
7. Xử lý trách nhiệm quản lý, theo dõi, khai thác, sử dụng dữ liệu đối với các cá nhân, bộ phận liên quan theo quy định; xử lý kịp thời lái xe vi phạm theo nội quy, quy chế của đơn vị.
8. Đơn vị kinh doanh vận tải trực tiếp thực hiện hoặc ủy thác cho đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện thông qua hợp đồng có hiệu lực pháp lý các quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 và khoản 6 Điều này.
9. Báo cáo định kỳ hàng tháng, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Sở Giao thông vận tải về kết quả xử lý vi phạm tại đơn vị.
Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hải Sản trong đó có giải thích ý nghĩa “Thiết bị giám sát tàu cá” tại khoản 5 và 6 Điều 3 Nghị định 26/2019/NĐ-CP & quy định chi tiết về quản lý hệ thống giám sát tàu cá chi tiết tại Điều 44 Nghị định 26/2019/NĐ-CP
Điều 3. Giải thích từ ngữ
5. Hệ thống giám sát tàu cá là hệ thống được tích hợp bởi thiết bị lắp đặt trên tàu cá kết nối với trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá để quản lý, giám sát hành trình, hoạt động của tàu cá trên các vùng biển.
6. Thiết bị giám sát hành trình lắp trên tàu cá là thiết bị đầu cuối để nhận, lưu trữ và truyền phát các thông tin liên quan đến quá trình hoạt động của tàu cá; được kích hoạt, cài đặt để truyền dữ liệu về trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá.
Điều 44. Quy định về quản lý hệ thống giám sát tàu cá
1. Yêu cầu của thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá:
a) Phải được kết nối, đồng bộ với phần mềm hệ thống giám sát tàu cá lắp đặt tại trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá ở trung ương và 28 tỉnh, thành phố ven biển;
b) Tự động truyền qua hệ thống thông tin vệ tinh tối thiểu 12 vị trí/ngày với tần suất 02 giờ/lần các thông tin: vị trí tàu (kinh độ, vĩ độ), thời gian (phút/giờ/ngày/tháng/năm) đối với thiết bị lắp đặt trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên; cảnh báo cho thuyền trưởng khi tàu vượt qua ranh giới cho phép trên biển.
Tự động truyền bằng một trong các phương thức qua hệ thống thông tin vệ tinh, hệ thống thông tin di động GSM, hệ thống thông tin sóng mặt đất sử dụng các băng tần MF, HF, VHF tối thiểu 08 vị trí/ngày với tần suất 03 giờ/lần các thông tin: vị trí tàu (kinh độ, vĩ độ), thời gian (phút/giờ/ngày/tháng/năm) đối với thiết bị lắp đặt trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét; cảnh báo cho thuyền trưởng khi tàu vượt qua ranh giới cho phép trên biển;
c) Sai số tọa độ vị trí tàu cá nhận từ hệ thống định vị toàn cầu GPS hiển thị trên thiết bị giám sát hành trình tàu cá không quá 500 mét, độ tin cậy 99%;
d) Mỗi thiết bị phải có một mã nhận dạng độc lập;
đ) Phải đảm bảo hoạt động bình thường trong môi trường hoạt động trên biển theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.
2. Tính năng phần mềm hệ thống giám sát tàu cá tại trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá:
a) Phần mềm tại trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá phải tương thích với các hệ điều hành Microsoft Windows, Android, IOS; có giao diện tiếng Việt trực quan. Quản lý toàn bộ thông tin tàu cá lắp thiết bị giám sát hành trình; cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước tại trung ương và địa phương để kiểm tra, giám sát hoạt động của tàu cá; quản lý được nhật ký khai thác, chống khai thác bất hợp pháp;
b) Giao diện phần mềm hiển thị vị trí tàu, thời gian, vận tốc, hướng di chuyển, tín hiệu báo động, thời gian cập nhật dữ liệu gần nhất, thông tin thời tiết, trạng thái hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá, gửi thông tin đến thiết bị giám sát tàu cá;
c) Có chức năng truy cập, tìm kiếm, lập bảng biểu, báo cáo, thống kê các dữ liệu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát tàu cá, tạo khu vực để quản lý tàu và gửi cảnh báo tự động khi tàu ra/vào khu vực;
d) Kết nối, truyền dẫn thông tin với trung tâm dữ liệu đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá; phân cấp quyền sử dụng cho các tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng dữ liệu giám sát tàu cá;
đ) Bản đồ điện tử được sử dụng phải thể hiện rõ được vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, các vùng cấm đánh bắt, các cảng cá do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cung cấp.
3. Quản lý, sử dụng thông tin, dữ liệu giám sát tàu cá:
a) Tổng cục Thủy sản thống nhất quản lý hệ thống giám sát tàu cá và dữ liệu giám sát tàu cá toàn quốc, quản trị hệ thống và phân cấp cho địa phương khai thác dữ liệu giám sát tàu cá, xử lý dữ liệu giám sát tàu cá đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu giám sát tàu cá của tỉnh, xử lý dữ liệu giám sát tàu cá đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;
c) Tổ chức quản lý tàu cá tại các cảng cá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định và công bố được phép khai thác, sử dụng dữ liệu giám sát tàu cá từ hệ thống giám sát tàu cá theo phân quyền;
d) Đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá có trách nhiệm cập nhật, quản lý thông tin về tàu, chủ tàu, thiết bị giám sát tàu cá và tự động truyền về trung tâm dữ liệu giám sát hành trình tàu cá ở trung ương và 28 tỉnh, thành phố ven biển, xử lý sự cố tín hiệu thiết bị giám sát tàu cá do đơn vị mình cung cấp. Sau khi lắp đặt thiết bị trên tàu cá, đơn vị cung cấp thiết bị phải thông báo đến Tổng cục Thủy sản và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cơ quan quản lý thực hiện kiểm tra việc lắp đặt thiết bị trên tàu cá. Báo cáo định kỳ hàng quý, 06 tháng, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá trước khi cung cấp thiết bị phải báo cáo và thông báo mẫu kẹp chì về Tổng cục Thủy sản để tổng hợp, thông báo công khai;
đ) Chủ tàu khai báo thông tin lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá theo Mẫu số 01.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này và gửi đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá để cập nhật vào cơ sở dữ liệu; trả chi phí mua, lắp đặt, bảo dưỡng và dịch vụ khác cho đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá; được cung cấp thông tin giám sát hành trình của tàu cá mình từ Trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá khi có yêu cầu.
Chủ tàu phải lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá ở vị trí bảo đảm trạng thái hoạt động tốt nhất của thiết bị, có hướng dẫn lắp đặt thiết bị; có bảng hướng dẫn sử dụng (trên bảng có các thông tin tối thiểu: số điện thoại hỗ trợ 24 giờ/24 giờ, địa chỉ liên hệ của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá); thuyền trưởng có thể kiểm soát được các trạng thái hoạt động của thiết bị trực tiếp hoặc qua các phụ kiện. Thiết bị giám sát hành trình phải được đơn vị cung cấp thiết bị kẹp chì cố định trên tàu khi lắp đặt mới hoặc sau khi sửa chữa;
e) Lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên phải lắp trước ngày 01 tháng 7 năm 2019; đối với tàu làm nghề lưới kéo, câu cá ngừ đại dương có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét phải lắp trước ngày 01 tháng 01 năm 2020; tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét phải lắp trước ngày 01 tháng 4 năm 2020;
g) Thuyền trưởng phải bảo đảm thiết bị giám sát hành trình tàu cá hoạt động liên tục 24 giờ/24 giờ từ khi tàu cá rời cảng đến khi cập cảng. Trường hợp thiết bị giám sát hành trình tàu cá bị hỏng, thuyền trưởng phải sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc khác, báo cáo vị trí tàu cá về trung tâm giám sát tàu cá ở trung ương và 28 tỉnh, thành phố, ven biển 06 giờ/lần và phải đưa tàu về cảng để sửa chữa trong 10 ngày kể từ khi thiết bị giám sát hành trình tàu cá bị hỏng;
h) Tàu cá nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải lắp thiết bị giám sát hành trình đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, quản lý, sử dụng hệ thống và dữ liệu giám sát hành trình tàu cá quy định tại Điều này;
i) Dữ liệu giám sát hành trình tàu cá được sử dụng làm căn cứ pháp lý để quản lý hoạt động của tàu cá, xử phạt vi phạm hành chính, xử lý các tranh chấp nghề cá trên biển, xác nhận, chứng nhận thủy sản từ khai thác.
4. Bảo mật dữ liệu:
a) Các dữ liệu được lưu giữ trong máy chủ của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá phải đảm bảo không bị xoá, không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định;
b) Dữ liệu truyền dẫn giữa thiết bị giám sát hành trình tàu cá với máy chủ của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá phải được mã hóa để đảm bảo tính bảo mật thông tin trong quá trình truyền dẫn; dữ liệu từ máy chủ của trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá khi chuyển cho các cơ quan chuyên môn khác phải được mã hóa theo quy định;
c) Thời gian lưu trữ dữ liệu giám sát hành trình tàu cá tại máy chủ của trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá và đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá tối thiểu là 36 tháng; các máy chủ lưu trữ, xử lý dữ liệu của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá đều phải được đặt tại Việt Nam;
d) Đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá có trách nhiệm bảo mật dữ liệu, cung cấp dữ liệu chính xác; không được cung cấp dữ liệu giám sát tàu cá cho tổ chức, cá nhân khác khi chưa được chấp thuận của Tổng cục Thủy sản.
Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ban hành ngày 16/3/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản có quy định rõ nội dung về Vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản tại điều 20 nghị định 42/2019/NĐ-CP & Vi phạm quy định về thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá tại điều 35 nghị định 42/2019/NĐ-CP như sau:
Điều 20. Vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản
1. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam;
b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản từ tàu cá không có Giấy phép khai thác thủy sản, giấy phép hết hạn hoặc hỗ trợ hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển thủy sản cho tàu được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét theo quy định;
d) Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên, trừ trường hợp bất khả kháng;
đ) Không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên;
e) Cung cấp thiết bị giám sát hành trình cho ngư dân không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
2. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản từ tàu cá không có Giấy phép khai thác thủy sản, giấy phép hết hạn hoặc hỗ trợ hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển thủy sản cho tàu được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét theo quy định trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
d) Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, trừ trường hợp bất khả kháng;
đ) Không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
e) Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
g) Không ghi nhật ký khai thác thủy sản hoặc ghi không chính xác so với yêu cầu của Tổ chức nghề cá khu vực hoặc báo cáo sai một cách nghiêm trọng đối với quy định của Tổ chức nghề cá khu vực khi hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;
h) Khai thác thủy sản quá hạn mức do Tổ chức nghề cá khu vực cấp phép.
3. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam;
b) Khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực mà không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn hoặc không có giấy chấp thuận hoặc giấy chấp thuận hết hạn;
c) Tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn;
d) Sử dụng tàu cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải thành viên để khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;
đ) Sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản không theo quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng biển quốc tế không thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;
e) Sử dụng tàu cá vi phạm quy định về quản lý và bảo tồn tại vùng biển quốc tế thuộc thẩm quyền quản lý của các Tổ chức nghề cá khu vực mà Việt Nam là thành viên;
g) Không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên theo quy định;
h) Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong trường hợp tái phạm;
i) Khai thác thủy sản quá hạn mức do Tổ chức nghề cá khu vực cấp phép trong trường hợp tái phạm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu thủy sản khai thác, chuyển tải trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm a, b và điểm h khoản 2 và các điểm a, b, c, d, đ và i khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá Việt Nam từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 2 và điểm đ, e và điểm g khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chủ tàu cá phải chi trả toàn bộ kinh phí đưa ngư dân bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước và các chi phí liên quan khác đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Điều 35. Vi phạm quy định về thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
1. Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tháo thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá mà không có sự giám sát của đơn vị cung cấp, lắp đặt thiết bị.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không trang bị thiết bị thông tin liên lạc theo quy định;
b) Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Không thực hiện quy định trong trường hợp thiết bị giám sát hành trình bị hỏng, trừ trường hợp bất khả kháng;
d) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá cho cơ quan quản lý để thực hiện kiểm tra theo quy định;
đ) Không thực hiện kẹp chì khi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá theo quy định hoặc không thông báo mẫu kẹp chì cho cơ quan quản lý theo quy định;
e) Không thực hiện bảo mật dữ liệu giám sát hành trình tàu cá đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và các điểm b, c và d khoản 3 Điều này.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Thông tư 37/2020/TT-BGTVT ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2020 Ban hành 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị phục vụ quản lý đào tạo lái xe trong đó có các nội dung đáng chú ý liên quan đến thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường tại Khoản 1, Điều 1, Thông tư 37/2020/TT-BGTVT & QCVN 105:2020/BGTVT như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này 02 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị phục vụ quản lý đào tạo lái xe như sau:
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe
Mã số đăng ký: QCVN 105:2020/BGTVT.
QCVN 105:2020/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ GIÁM SÁT THỜI GIAN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG HỌC THỰC HÀNH LÁI XE
Nationai technicai regulation on distance and time measuring device for driving school vehicles
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đối với thiết bị giám sát thời gian và quãng đường được lắp đặt trên các xe ô tô tập lái để dạy thực hành lái xe trên đường tại các cơ sở đào tạo lái xe ô tô.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, thử nghiệm, chứng nhận chất lượng, quản lý và khai thác sử dụng thiết bị giám sát thời gian và quãng đường lắp trên các xe ô tô tập lái dạy thực hành lái xe tại các cơ sở đào tạo lái xe.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Thiết bị giám sát thời gian và quãng đường thực hành lái xe (sau đây gọi tắt là thiết bị DAT) là thiết bị điện tử được lắp trên xe ô tô để ghi, lưu trữ, xác thực và truyền nhận các thông tin bắt buộc liên quan trong quá trình dạy và thực hành lái xe.
1.3.2. Phiên học thực hành lái xe được tính từ thời điểm mỗi học viên bắt đầu điều khiển xe tập lái đến thời điểm kết thúc.
1.3.3. Quãng đường thực hành lái xe được xác định bằng tổng chiều dài quãng đường của từng phiên học thực hành lái xe mà mỗi học viên học thực hành lái xe trong quá trình học.
1.3.4. Thời gian học thực hành lái xe được xác định bằng tổng thời gian của từng phiên học thực hành lái xe mà mỗi học viên học thực hành lái xe trong quá trình học.
1.3.5. Thẻ: là các loại thẻ từ, thẻ chip sử dụng để định danh học viên, giáo viên.
1.4. Các từ viết tắt
Bảng 1. Danh mục các từ viết tắt
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu về chức năng hoạt động
Thiết bị DAT phải có các chức năng tối thiểu sau đây:
2.1.1. Chức năng hiển thị thông tin và thông báo trạng thái hoạt động
Thiết bị DAT phải có chức năng tự kiểm tra khi khởi động ban đầu và trong suốt quá trình hoạt động và có các tín hiệu, báo hiệu bằng đèn, bằng âm thanh hoặc thông qua màn hình, để thông báo trạng thái hoạt động, bao gồm:
– Tình trạng tín hiệu viễn thông di động;
– Tình trạng có kết nối, mất kết nối với máy chủ;
– Tình trạng có tín hiệu, mất tín hiệu GNSS;
– Tình trạng hoạt động của bộ nhớ lưu trữ dữ liệu;
– Tình trạng hoạt động của camera;
– Trạng thái đăng nhập, đăng xuất của giáo viên và học viên;
– Hiển thị thông báo thông tin học viên sau khi đăng nhập bao gồm: mã số học viên (ID), mã khóa học, tên học viên, tên giáo viên. Phát âm thanh thông báo: đúng, sai, hoàn thành khi đăng nhập, đăng xuất và khi nhận dạng sai khuôn mặt học viên so với đăng nhập.
– Hiển thị theo thời gian thực, bao gồm: kết quả xác thực, số liệu thời gian, quãng đường đã học của phiên học thực hành lái xe.
– Hiển thị số liệu thời gian, quãng đường của học viên đã luyện tập và còn phải luyện tập tiếp so với quy định.
2.1.2. Chức năng ghi nhận thay đổi người dạy và học trên xe
– Người dạy thực hành và học viên sử dụng thẻ hoặc vân tay chạm vào đầu đọc thẻ hoặc đầu đọc vân tay của thiết bị để đăng nhập hoặc đăng xuất hệ thống.
– Thiết bị DAT phải ghi lại được thời điểm, tọa độ đăng nhập, đăng xuất của người dạy thực hành và học viên, đồng thời phải có báo hiệu để nhận biết các sự thay đổi này.
– Việc đăng nhập, đăng xuất chỉ thực hiện được khi xe dừng hoặc đỗ.
2.1.3. Chức năng xác thực người học qua camera
– Thiết bị DAT có khả năng sử dụng camera nhận dạng khuôn mặt để xác thực học viên.
– Tần suất xác thực là 5 phút/lần.
– Thiết bị DAT ghi nhận thời điểm, tọa độ, kết quả xác thực tại thời điểm xác thực.
2.1.4. Chức năng cảnh báo
Thiết bị DAT phải phát tín hiệu cảnh báo bằng đèn Led nháy sáng hoặc màn hình hiển thị:
– So sánh nhận dạng khuôn mặt học viên không trùng khớp với thông tin đã được đăng ký qua thẻ hoặc vân tay của học viên;
– Phần cứng lỗi bao gồm: mất tín hiệu GNSS, mất tín hiệu viễn thông di động, lỗi bộ nhớ, camera bị lỗi;
– Không kết nối được với máy chủ quản lý.
2.1.5. Chức năng ghi và lưu trữ dữ liệu trên thiết bị
Thiết bị DAT phải ghi và lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ thiết bị các thông tin tối thiểu như sau:
2.1.5.1. Thông tin về người dạy và học viên
– Thông tin định danh học viên qua mã thẻ hoặc vân tay và hình ảnh khuôn mặt.
– Thông tin định danh giáo viên qua mã thẻ hoặc vân tay.
– Thời điểm, tọa độ bắt đầu và kết thúc phiên học thực hành lái xe của từng học viên.
– Thời gian, quãng đường học thực hành tích lũy và thời gian, quãng đường thực hành trong ngày của từng học viên.
2.1.5.2. Thông tin hành trình xe chạy và kết quả xác thực khuôn mặt học viên
– Hành trình xe chạy (thời gian, tọa độ, tốc độ) với tần suất ghi và lưu trữ không quá 30 giây một lần khi xe trong phiên dạy thực hành.
– Kết quả xác thực khuôn mặt học viên (đúng, sai) với tần suất ghi và lưu trữ không quá 5 phút một lần khi xe đang có học viên học thực hành.
– Ảnh chụp thời điểm đăng nhập và đăng xuất thành công. Ảnh chụp tại thời điểm thiết bị phát hiện Khuôn mặt học viên và định danh qua thẻ hoặc vân tay là không cùng một người.
2.1.6. Chức năng truyền dữ liệu về máy chủ
– Dữ liệu theo quy định tại mục 2.1.5 của Quy chuẩn này phải được truyền về máy chủ quản lý với tần suất không quá 5 phút một lần khi xe trong phiên thực hành và được quản lý, lưu trữ theo quy định tại mục 2.6 của Quy chuẩn này.
– Trong trường hợp mất kết nối với máy chủ do gián đoạn đường truyền, thiết bị DAT phải gửi lại đầy đủ dữ liệu đã ghi nhận được trước đó về máy chủ ngay sau khi đường truyền hoạt động trở lại, theo thứ tự thời gian từ trước đến sau (cho phép gửi song song dữ liệu cũ và dữ liệu hiện thời).
2.2. Yêu cầu về phần cứng
Thiết bị DAT phải có vỏ bọc cứng, đảm bảo hoạt động bình thường trong môi trường làm việc của xe, đảm bảo không làm mất hay thay đổi dữ liệu đã được ghi, lưu trữ tại thiết bị DAT. Kết cấu thiết bị DAT phải có các bộ phận sau:
– Bộ vi xử lý;
– Bộ phận thu nhận hình ảnh (camera): độ phân giải tối thiểu HD (1280 x 720 pixel), chụp ảnh rõ trong mọi điều kiện ánh sáng;
– Bộ phận đăng nhập và đăng xuất hệ thống để nhận dạng học viên (thông qua đầu đọc thẻ hoặc đầu đọc vân tay);
– Bộ phận nhận tín hiệu GNSS:
– Bộ phận thu phát tín hiệu viễn thông di động, tối thiểu công nghệ 3G;
– Bộ phận hiển thị và cảnh báo: màn hình (có kích thước tối thiểu 7 Inch), đèn tín hiệu, loa;
– Bộ nhớ đảm bảo dung lượng để lưu giữ các dữ liệu tối thiểu 30 ngày gần nhất các thông tin quy định tại mục 2.1.5 của Quy chuẩn này;
– Đồng hồ thời gian thực được đồng bộ thời gian vệ tinh (khi có tín hiệu vệ tinh) và hiệu chỉnh theo giờ Việt Nam;
– Có ít nhất một cổng kết nối theo chuẩn USB để trích xuất dữ liệu từ thiết bị DAT theo quy định tại mục 2.1.5 của Quy chuẩn này.
2.3. Yêu cầu về phần mềm quản lý, khai thác của cơ sở đào tạo
Phần mềm phải cài đặt được trên máy tính, các giao diện và kết quả hiển thị bằng tiếng Việt. Phần mềm phải có tối thiểu các tính năng sau đây:
2.3.1. Tiếp nhận thông tin học viên
Phần mềm có khả năng tiếp nhận:
– Thông tin học viên thông qua việc nhập tệp dữ liệu báo cáo 1 được kết xuất từ phần mềm quản lý cơ sở đào tạo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam:
– Danh sách học viên học viên đã được kiểm tra đạt yêu cầu môn Pháp luật giao thông đường bộ. Kỹ thuật lái xe và danh sách học viên đã được kiểm tra đạt yêu cầu môn Pháp luật giao thông đường bộ và Kiến thức mới về xe nâng hạng (đối với học viên đào tạo nâng hạng);
– Dữ liệu xác thực hình ảnh của học viên.
2.3.2. Kết nối
– Có khả năng kết nối, truyền dữ liệu tại mục 2.1.5 của Quy chuẩn này đến máy chủ của cơ quan quản lý và cung cấp cho cơ quan quản lý có thẩm quyền khi có yêu cầu;
– Có khả năng kết nối với thiết bị DAT được lắp đặt trên xe tập lái.
2.3.3. Giám sát trực tuyến
– Đối với học viên: Họ và tên, ảnh chân dung, mã số học viên, thông tin tích lũy (tổng thời gian và quãng đường học thực hành từ khi nhập học), thông tin trong phiên học (tổng thời gian và quãng đường học thực hành);
– Đối với giáo viên dạy thực hành: Họ và tên, ảnh chân dung, số Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe;
– Đối với xe tập lái: Biển số xe, số Giấy phép xe tập lái, tốc độ tức thời, tọa độ của xe, vị trí xe trên bản đồ số;
– Đối với thông tin phiên học: Thông tin xuất phát (thời điểm, tọa độ), thông tin kết thúc (thời điểm, tọa độ), tình trạng nhận diện học viên, ảnh chụp thời điểm gần nhất, hành trình của xe trên bản đồ số.
2.3.4. Quản lý, khai thác dữ liệu
– Có khả năng thiết lập cấu hình thiết bị DAT tương ứng với xe tập lái.
– Truy cập, tìm kiếm, lập bảng biểu, báo cáo, thống kê các dữ liệu theo biểu mẫu tại Phụ lục A, B, C của Quy chuẩn này.
– Thông báo trạng thái hoạt động của Thiết bị DAT: trạng thái của thiết bị tương ứng lắp trên xe hoạt động bình thường hoặc mất tín hiệu quá 30 phút trong phiên dạy thực hành.
2.4. Yêu cầu về khả năng xác thực
2.4.1. Xác thực khuôn mặt:
– Chu kỳ nhận dạng: ≤ 5 phút một lần:
– Độ nghiêng tối đa của gương mặt cần nhận dạng theo phương thẳng đứng: 30°;
– Độ nghiêng tối đa của gương mặt cần nhận dạng theo phương ngang: 25°.
2.4.2. Xác thực qua thẻ hoặc vân tay
– Tốc độ: ≤ 5 giây.
2.5. Yêu cầu về độ chính xác xác định thời gian và quãng đường thực hành lái xe
– Thời gian thực hành: sai số không vượt quá ± 0,5% giá trị đo.
– Quãng đường thực hành: sai số không vượt quá ± 5% giá trị đo.
2.6. Yêu cầu về tính an toàn và lưu trữ dữ liệu
– Các dữ liệu được ghi và lưu giữ trong thiết bị DAT và máy chủ phải đảm bảo không bị xóa, không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định.
– Thời gian lưu trữ dữ liệu từ thiết bị DAT quy định mục 2.1.5 của Quy chuẩn này tại máy chủ quản lý tối thiểu là 05 năm.
– Kênh truyền từ thiết bị DAT đến máy chủ quản lý phải được mã hóa và bảo mật truyền thông.
2.7. Yêu cầu về nguồn điện sử dụng
Thiết bị DAT sử dụng nguồn điện của xe ô tô. Mức điện áp sử dụng của thiết bị DAT phải phù hợp với mức điện áp danh định của xe và có khả năng chịu cắm ngược cực quy định tại Bảng 2 dưới đây.
Bảng 2. Điện áp danh định và điện áp thử nghiệm của thiết bị DAT
2.8. Quy định về lắp đặt thiết bị DAT trên xe ô tô
– Phải lắp đặt thiết bị DAT ở vị trí giáo viên dạy lái xe và học viên quan sát được màn hình hiển thị, đèn báo trạng thái hoạt động của thiết bị, bảng hướng dẫn sử dụng.
– Bộ phận thu nhận hình ảnh phải được lắp đặt sao cho chụp được toàn bộ khuôn mặt học viên đang thực hành lái xe, nhưng không được gây cản trở tầm nhìn bên ngoài.
– Bảng hướng dẫn sử dụng thiết bị DAT phải thể hiện các thông tin sau:
+ Số điện thoại, địa chỉ liên hệ của nhà cung cấp thiết bị DAT;
+ Thao tác đăng nhập, đăng xuất lái xe;
+ Trạng thái hoạt động của thiết bị thông qua tín hiệu, báo hiệu.
3. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
3.1. Quản lý, chứng nhận sản phẩm
3.1.1. Thiết bị DAT trước khi lưu thông trên thị trường phải thực hiện công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN) và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN) và phải ghi nhãn hàng hóa theo quy định.
3.1.1.1. Đối với sản phẩm thiết bị DAT sản xuất, lắp ráp trong nước: thực hiện đánh giá sự phù hợp theo phương thức 5 quy định tại Phụ lục II của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN.
3.1.1.2. Đối với sản phẩm thiết bị DAT nhập khẩu: thực hiện đánh giá sự phù hợp theo phương thức 7 quy định trong Phụ lục II của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/BKHCN.
3.1.2. Công bố hợp quy
3.1.2.1. Sản phẩm thiết bị DAT công bố hợp quy phải dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được Bộ Giao thông vận tải chỉ định theo quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 và Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018).
3.1.2.2. Tổng cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan quản lý chuyên ngành, thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thiết bị DAT theo quy định của pháp luật.
3.2. Yêu cầu về ghi nhãn hàng hóa
3.2.1. Việc ghi nhãn hàng hóa phải thực hiện theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hóa phải được dán, gắn, in hoặc đúc trực tiếp lên sản phẩm và bao bì thương phẩm ở vị trí để quan sát. Nhãn hàng hóa phải thể hiện các thông tin tối thiểu sau:
– Tên và số sê-ri hàng hóa;
– Tên và số điện thoại đơn vị sản xuất, nhập khẩu chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa;
– Tháng, năm sản xuất;
– Điện áp sử dụng;
– Xuất xứ hàng hóa.
3.2.2. Dấu hợp quy được sử dụng để in trên bao bì, trong tài liệu kỹ thuật đi kèm và phải được gắn trên sản phẩm thiết bị DAT ở vị trí dễ quan sát. Dấu hợp quy phải được thiết kế, thể hiện cùng một màu, dễ nhận biết, không dễ tẩy xóa và không thể bóc ra gắn lại.
3.3. Tổ chức thực hiện
3.3.1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý hoạt động công bố hợp quy, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.
3.3.2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định của pháp luật được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các văn bản mới./.
Nghị định 138/2018/NĐ-CP ban hành ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi Nghị định 65/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe trong đó có các nội dung đáng chú ý liên quan đến thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe tại Khoản 1, Điều 1 & Khoản 3, Điều 3 Nghị định 138/2018/NĐ-CP như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe
1. Sửa đổi Điều 3 như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
2. Xe tập lái dùng để đào tạo lái xe ô tô, được gắn 02 biển “TẬP LÁI” trước và sau xe theo mẫu quy định tại Phụ lục II Nghị định này, có thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe trên đường của học viên, có hệ thống phanh phụ được lắp đặt bảo đảm hiệu quả phanh, được bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe, xe tập lái loại tải thùng có mui che mưa, che nắng, ghế ngồi cho học viên, có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực.”
10. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1, điểm b khoản 5 và khoản 6 Điều 26 như sau:
a) Bổ sung điểm c Khoản 1 Điều 26 như sau:
“c) Quy định quy chuẩn, lộ trình trang bị thiết bị mô phỏng để đào tạo, sát hạch lái xe, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe của học viên; hướng dẫn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát thời gian học lý thuyết đối với học viên của các cơ sở đào tạo lái xe ô tô.”
Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp
3. Các cơ sở đào tạo lái xe ô tô, Trung tâm sát hạch lái xe được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép đào tạo lái xe ô tô, Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực, được tiếp tục hoạt động đào tạo lái xe ô tô và sát hạch lái xe và phải thực hiện trang bị thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe trên đường của học viên, thiết bị mô phỏng để sát hạch lái xe theo lộ trình do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
Thông tư 01/2021/TT-BGTVT ban hành ngày 27 tháng 01 năm 2021 sửa đổi, bổ sung Thông tư 29/2015/TT-BGTVT và Thông tư 12/2017/TT-BGTVT: Quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế & đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ trong đó có các nội dung đáng chú ý liên quan đến thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường tại Khoản 12, Điều 2, Thông tư 01/2021/TT-BGTVT như sau:
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ như sau:
12. Điều 47 được sửa đổi như sau:
“Điều 47. Điều khoản chuyển tiếp
2. Cơ sở đào tạo sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe ô tô từ ngày 31 tháng 12 năm 2021; trang bị và sử dụng thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên để đào tạo lái xe ô tô từ ngày 01 tháng 01 năm 2022; trang bị và sử dụng ca bin học lái xe ô tô để đào tạo lái xe ô tô từ ngày 01 tháng 7 năm 2022. Trong thời gian chưa sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và ca bin học lái xe ô tô, cơ sở đào tạo lái xe xây dựng chương trình, giáo trình và tổ chức giảng dạy đảm bảo đủ thời gian đào tạo theo chương trình quy định tại Điều 13, Điều 14 của Thông tư này, cụ thể như sau:
a) Số giờ học kỹ thuật lái xe của học viên học lái xe hạng B1, B2, C bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông;
b) Số giờ học môn đạo đức và văn hóa giao thông của học viên học lái xe nâng hạng bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông;
c) Số giờ học thực hành lái xe trên 01 xe tập lái, gồm cả thời gian học lái xe trên ca bin học lái xe ô tô.”
Thông tư 38/2019/TT-BGTVT ban hành ngày 08 tháng 10 năm 2019 Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ có các nội dung đáng chú ý liên quan đến thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe & chương trình và phân bổ thời gian đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 9, Khoản 28, Điều 1, Thông tư 38/2019/TT-BGTVT như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ
3. Khoản 9, khoản 11, khoản 14 và khoản 16 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
d) Bổ sung Khoản 16 Điều 5 như sau:
“16. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô trang bị và duy trì ca bin học lái xe ô tô, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành và theo lộ trình quy định tại khoản 2 Điều 47 của Thông tư này.”
4. Khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 6 được sửa đổi như sau:
a) Khoản 4 Điều 6 được sửa đổi như sau:
“4. Cơ sở đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A2, A3 sử dụng danh sách học viên đăng ký sát hạch làm tài liệu quản lý đào tạo. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô sử dụng dữ liệu quản lý thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1), dữ liệu giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên làm tài liệu quản lý đào tạo.”
b) Điểm b khoản 5 Điều 6 được sửa đổi như sau:
“b) 02 năm đối với bài thi tốt nghiệp, dữ liệu lưu trữ quản lý thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1), dữ liệu giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên và các tài liệu còn lại;”
9. Khoản 3 Điều 13 được sửa đổi như sau:
“3. Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
a) Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
a) Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
d) Quy định về số km học thực hành lái xe
Quy định về số km học thực hành lái xe
28. Điều 47 được sửa đổi như sau:
“Điều 47. Điều khoản chuyển tiếp
2. Các cơ sở đào tạo ứng dụng công nghệ để nhận dạng và theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1) từ ngày 01 tháng 05 năm 2020; tổ chức đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020; sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe ô tô từ ngày 01 tháng 01 năm 2021; trang bị ca bin học lái xe ô tô, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên sau 06 tháng kể từ ngày Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có hiệu lực thi hành. Trong thời gian chưa tổ chức đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông, thời gian đào tạo môn học đạo đức, văn hóa giao thông bao gồm thời gian đào tạo nội dung phòng, chống tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông; trong thời gian chưa sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và ca bin học lái xe ô tô, cơ sở đào tạo lái xe xây dựng chương trình, giáo trình và tổ chức giảng dạy đảm bảo đủ thời gian đào tạo theo chương trình quy định tại Điều 13, Điều 14 của Thông tư này, cụ thể như sau:
a) Số giờ học kỹ thuật lái xe của học viên học lái xe hạng B1, B2, C bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông;
b) Số giờ học môn đạo đức và văn hóa giao thông của học viên học lái xe nâng hạng bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông;
c) Số giờ học thực hành lái xe trên 01 xe tập lái, gồm cả thời gian học lái xe trên ca bin học lái xe ô tô.”